Việc di chuyển trong điều kiện thời tiết xấu, đường trơn trượt… hay sẽ có những tình huống bất ngờ xảy ra khiến người lái bắt buộc phải đánh lái hoặc phanh gấp là điều không thể tránh khỏi. Hậu quả của những tình huống này là xe bị chệch làn đường, thậm chí xe còn có thể bị lật và va chạm với các phương tiện khác.
Đối với các xe được trang bị phanh ABS thì những trường hợp này sẽ được hạn chế tối đa. Hệ thống sẽ giúp các bánh xe không bị khóa cứng khi phanh gấp. Đó là lý vì sao bạn nên sửa ABS ô tô ngay khi nhận thấy hệ thống này gặp phải hư hỏng.
Có nên tự kiểm tra và sửa phanh ABS trên ô tô tại nhà không?
Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm được các bài viết, các video nói về cách sửa phanh ABS tại nhà trên website/ youtube. Tuy nhiên, bạn chỉ nên thực hiện công việc này tại nhà nếu như bản thân am hiểu về xe cộ, đồng thời phải có đầy đủ các công cụ hỗ trợ kiểm tra, sửa chữa và xóa lỗi bằng máy chẩn đoán.
Còn nếu bạn tự ý sửa chữa phanh ABS ô tô nếu như không đáp ứng đầy đủ các yếu tố trên, thì trong quá trình sửa chữa rất có thể sẽ phát sinh thêm nhiều hư hỏng khác. Bởi việc sửa ABS ô tô không phải là ai cũng có thể thực hiện được, kể cả là đối với những a/e kỹ thuật mà không có đầy đủ các trang bị hỗ trợ.
Ngoài ra, bạn cũng phải xóa đèn báo lỗi hoặc cũng có thể phải chạy Roadtest, cài đặt lại để hệ thống hoạt động lại bình thường. Nếu như bạn tự ý xóa đèn báo lỗi khi chưa khắc phục được hư hỏng, thì rất có thể sẽ dẫn tới những hậu quả khó lường.
1. Hệ thống phanh ABS không hoạt động
Khi hệ thống phanh ABS không hoạt động, xe vẫn di chuyển và quá trình phanh của xe sẽ được thực hiện theo hệ thống phanh tiêu chuẩn. Tuy nhiên, nó sẽ không đảm bảo được tính an toàn trong quá trình phanh của người lái.
2. Sửa chữa phanh ABS khi bộ hãm cứng bị hỏng
Khi xe vận hành, mặc dù bạn không hề tác động vào bàn đạp phanh và cần phanh tay, nhưng bạn vẫn cảm nhận được xe bị cản trở rất lớn mặt dù điều kiện mặt đường hoàn toàn bình thường.
Nguyên nhân là do bộ hãm cứng bánh xe ABS đang bị kẹt hỏng, lò xo hồi vị guốc phanh gãy hỏng nên má phanh liên tục tiếp xúc với tang trống. Nguyên nhân cũng có thể là do điều chỉnh sai khe hở má phanh (khe hở quá nhỏ) khiến hệ thống không hoạt động được bình thường.
3. Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên
Nguyên nhân là xe bộ hãm cứng bánh xe ABS bị kẹt hỏng một bên do áp suất lốp và độ mòn của hai bánh xe trái/phải không đồng đều. Hoặc cũng có thể là do má phanh dính nhiều dầu mỡ, khe hở má phanh và tang trống của hai bánh xe phải/trái khác nhau…
4. Phanh có tiếng kêu ồn khác thường ở cơ cấu phanh
Nguyên nhân: Bộ hãm phanh cứng bánh xe (ABS) bị kẹt hỏng. Cơ cấu phanh bao gồm má phanh bị mòn nhiều đến đinh tán rồi dẫn tới bề mặt má phanh chai cứng hoặc ổ bi moay ơ mòn vỡ.
Quy trình sửa phanh ABS tại Ô TÔ Nguyễn Gia
Thông thường khi sửa chữa hệ thống phanh ABS, đầu tiên các KTV sẽ sử dụng máy chẩn đoán để đọc mã lỗi, từ mã lỗi hiển thị trên máy chẩn đoán và truy xuất ra lỗi mà chiếc xe của khách hàng đang gặp phải trên hệ thống phanh ABS.
Sau đó, các KTV sẽ tiến hành tháo rời bánh bị lỗi mà không cần phải tháo toàn bộ ra để kiểm tra. Với sự hỗ trợ như máy đo kiểm, máy chẩn đoán đa năng… thời gian và chi phí sửa phanh ABS được cắt giảm hơn rất nhiều so với những gara không chuyên.
Sau khi đã khắc phục lỗi, các KTV sẽ chạy lại Roadtest và xóa đèn báo lỗi để hệ thống hoạt động lại bình thường.
2 Quy trình bảo dưỡng hệ thống phanh ABS ô tô
Dựa vào cấu tạo và nguyên lý hoạt động của ABS mà chúng ta có quy trình bảo dưỡng đúng chuẩn, sau khi đã khắc phục các lỗi của các kết cấu cơ học của hệ thống phanh.
- Kiểm tra và vệ sinh cảm biến ABS.
- Kiểm tra hệ thống thủy lực.
- Kiểm tra các van điều khiển thủy lực.
- Kiểm tra bơm và hệ thống điều khiển bơm.
Sau khi đã hoàn tất bảo dưỡng hệ thống phanh, KTV tại trung tâm sửa chữa xe ô tô sẽ tiến hành kiểm tra lại lần cuối và đổ thêm dầu phanh nếu cần.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.